Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính (Báo giá)

1. Kiểm kê khí nhà kính là gì ?

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn” được Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định:

“Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”

2. Các quy định Nhà nước về hoạt động báo cáo kiểm kê

  • Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
  • Quyết định số 2626/2022/QĐ-BTNMT;
  • Nghị định số 06/2022/NĐ-CP;
  • Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT;
  • Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT;
  • Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg (thay thế cho QĐ 01/2022/QĐ-TTg);
  • Quyết định số 896/QĐ-TTg.

Kiểm kê khí nhà kính

3. Doanh nghiệp nào cần phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính?

3.1 Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê

Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định những doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể là những đơn vị có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

3.2 Danh mục 6 lĩnh vực cần thực hiện

  • Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên;
  • Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải;
  • Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ôzôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác;
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp;
  • Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

4. Khi nào doanh nghiệp nên kiểm kê khí nhà kính?

Luật bảo vệ Môi trường 2020 quy định kể từ ngày 01/01/2022, các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính. Cụ thể, theo Mục 7 Điều 91 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có quy định Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện việc kiểm kê nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính, gửi kết quả kiểm kê định kỳ 02 năm/lần.
  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lồng ghép thêm các hoạt động nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 01 năm/lần.

Lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 hàng năm của kỳ báo cáo.

Kiểm kê khí nhà kính

5. Lợi ích khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Dưới đây là một số tầm quan trọng của hoạt động kiểm kê khí nhà kính:

  • Đánh giá tác động của hoạt động con người: Kiểm kê khí nhà kính giúp xác định lượng khí nhà kính được phát thải từ các nguồn khác nhau, như năng lượng sản xuất, vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và chế độ sinh thái.
  • Định hình chính sách và quyết định: Dữ liệu từ kiểm kê khí nhà kính cung cấp thông tin Chính phủ, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp sử dụng thông tin này để xác định mục tiêu giảm khí nhà kính, thiết kế các chương trình giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
  • Giám sát tiến độ giảm phát thải: Dữ liệu từ kiểm kê giúp theo dõi hiệu quả của các biện pháp giảm phát thải, xác định các nguồn phát thải quan trọng và xác minh sự tuân thủ của các quy định về giảm khí nhà kính.
  • Đo lường tiến bộ và báo cáo: Kiểm kê khí nhà kính cung cấp cơ sở để đo lường tiến bộ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy báo cáo liên quan đến biến đổi khí hậu. Dữ liệu từ kiểm kê có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất giữa các quốc gia, ngành công nghiệp và tổ chức khác nhau.
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh: Dữ liệu từ kiểm kê khí nhà kính cung cấp thông tin cần thiết để nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính. 
  • Giao tiếp và tạo động lực: Dữ liệu và thông tin về lượng khí nhà kính được phát thải và tác động của chúng có thể giúp tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và tạo ra sự nhận thức về tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí nhà kính.
  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Dữ liệu chính xác và công bằng từ kiểm kê giúp xây dựng niềm tin và sự thống nhất giữa các quốc gia, từ đó tạo ra cơ sở để đạt được các thỏa thuận và cam kết toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính.

6. Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm kê nhà kính cấp cơ sở tại Công ty NLTT (Rút gọn)

B1. Khách hàng liên hệ dịch vụ và cung cấp các thông tin để kinh doanh Công ty NLTT tiến hành báo giá

B2. Ký hợp đồng triển khai với Công ty NLTT

B3. Triển khai công việc theo quy trình triển khai kiểm kê khí nhà kính của Công ty NLTT

B4. Rà soát lại số liệu thực tế một lần nữa.

B5. Trả kết quả kiểm kê khí nhà kính

Liên hệ dịch vụ kiểm kê khí nhà kính:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP & ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Hotline: 096.8028.262 – Email: ires@irescarbon.com – Zalo: CSKH